Cập nhật lúc 19/02/2011 17:24:46
Lớp 4 học PCCĐ với E-Bơi
Lớp 4 trường một trường tiểu học tại Hà Nội học PCCĐ và học bơi với E-Bơi. Phòng tập khá đẹp, sàn gỗ, có tay vịn sát tường để tập vũ ba-lê.




 Bắt đầu là học PCCĐ bằng mấy vần thơ: Để phòng chết đuối bạn ơi, E-Bơi xin dặn mấy lời sau đây..."... Nếu ta không làm những điều không nên làm thì chẳng cần học bơi cũng loại được 90% tai nạn chết đuối. Để loại nốt 10% tai nạn còn lại...




Học bơi dễ hơn học PCCĐ bởi để không ai bị chết đuối thì người người phải học PCCĐ, trong đó học bơi chỉ là một phần rất nhỏ. Nói thế, bởi biết bơi chưa đảm bảo 100% là không bị chết đuối. Nếu chủ quan, thì bơi giỏi vẫn chết đuối; hoặc dù biết bơi nhưng nếu đì cùng những người không biết bơi trong cùng một chuyến đò bị đắm thì cũng khó thoát khỏi chết đuối.




Trong PCCĐ, quan trọng hàng đầu là học thở. Rất nhiều người không phân biệt được thở bình thường và thở khi bơi nên khó học bơi, hoặc học mãi mà không bơi được.  do sợ bị sặc nước.  Thở sai dễ sặc nước. Nhưng làm thế nào học thở khi không có điều kiện xuống nước?

Dây chun căng ra hai đầu tạo thành "mặt nước", giờ đầu đang thấp hơn giây chun, chìm dưới mặt nước thì thở thế nào?




Khi đầu vươn cao hơn giây chun, cao hơn "mặt nước" thì thở thế nào? 







Bơi ếch thở thế nào, bơi trườn sấp thở thế nào... Mối kiểu bơi một kiểu thở... Không học sao mà biết? 




Nào từng cặp từng cặp tay trên ấn xuống, tay dưới đẩy lên để học cách tạo lực lúc Cương lúc Nhu, vì bơi là sự lặp lại của Cương và Nhu.




Còn đây là tập đạp chân...




... chân giang ra càng rộng...
 



... và khép vào càng nhanh và mạnh sẽ đẩy được khối nước nằm giữa hai đùi vọt mạnh ra phía sau tạo phản lực giúp người lao tới trước với vận tốc lớn.  Hiểu được bản chất động tác sẽ giúp thực hiện động tác chuẩn xác.