Nam cực nóng lên
ViewSlide show
  • Kênh Neumeyer

    Núi băng trôi ngang Kênh Neumeyer ở Nam cực. Đoàn thám hiểm tảng băng Larsen dự đoán việc tan chảy của các tảng băng và núi băng của Nam cực sẽ làm tăng mức nước biển trên toàn thế giới, làm ngập lụt hàng trăm ngàn dặm vuông, làm di rời hàng chục triệu người.

  • Báo biển

    Một con báo biển nhào lộn trong vùng nước Nam Cực. Mạnh mẽ và nhẹ nhàng, các con báo biển có xu hướng sống đơn độc, kiếm ăn một mình ở bìa các tảng băng. Tìm một người bạn đời có thể là một sự thách thức trong tình trạng cô đơn như vậy, nhưng các con báo biển thu hút các con khác bằng cách hát... các con cái thông báo sự sẵn sàng của chúng cho các con đực...

  • Chim cánh cụt con Gentoo

    Một con chim cánh cụt con Gentoo ở gần cha mẹ nó để được sưởi ấm. Gentoo là loài chim bơi dưới nước nhanh nhất và có thể đạt tốc độ 22 dặm một giờ (36 km một giờ). Các nhà khoa học lo lắng rằng nhiệt độ tăng lên sẽ xâm phạm môi trường sống của chim cánh cụt, đe dọa dân số của chúng trên khắp châu Nam Cực.

  • Núi băng lớn

    Nóng lên toàn cầu làm cho các dải băng vỡ ra thành các đảo băng nguyên khối như thế này nhô vào vùng nước của bán đảo Nam Cực. Nhóm thám hiểm dải băng Larsen của cơ quan Địa lý Quốc gia sẽ kiểm tra các dải băng có thể vỡ thành đảo băng và các dãy núi mà chúng sinh ra, xác định xem các mảnh đảo và khối lượng băng mất đi tác động đến các đại dương trên thế giới như thế nào.

  • Chim Poanh-guanh

    Một nhóm các chim cánh cụt non gentoo làm tổ trên một bờ biển băng giá của Cierva Cove, châu Nam Cực. Lục địa này là nhà của một số loài chim cánh cụt, bao gồm Adélie, chinstrap, hoàng đế, gentoo và rockhopper.

  • Sông băng dịch chuyển

    Một mảng sông băng trắng, ảm đạm, góc cạnh, di chuyển ngang toàn thung lũng khô của Nam Cực, nó được gọi như vậy bởi sự khan hiếm tuyết. Châu lục lớn thứ năm của Trái Đất chứa hơn hai phần ba nước ngọt của thế giới dưới dạng băng, nhưng một số khu vực nhận được ít hơn hai inch (5 cm) lượng mưa mỗi năm.

  • Dải băng Larsen B vỡ lở

    Trong khoảng thời gian 35 ngày vào đầu năm 2002, dải băng Nam Cực Larsen B mất tổng cộng khoảng 1.255 dặm vuông, một trong những cuộc sạt lở lớn nhất đã từng đựơc ghi nhận. Hình ảnh này, được chụp bởi cảm biến vệ tinh của NASA MODIS ngày 23 tháng Hai, cho thấy sự tan vỡ trong lòng dải băng, phun ra những đám mây băng trôi dạt ở biển Weddell.